Ký hiệu cờ tướng – Đọc hiểu bản ghi cờ tướng

Để trở thành một người chơi cờ tướng giỏi, việc biết cách ghi chép kỳ phổ cờ tướng là điều cần thiết. Điều này không chỉ giúp người chơi đọc hiểu được các chiến thuật và nội dung trong kỳ phổ, mà còn hỗ trợ trong quá trình thi đấu chuyên nghiệp.
Quy ước, ký hiệu các di chuyển trong cờ tướng
Ở Việt Nam, ta đã quy ước các hướng di chuyển và cách ký hiệu như sau:

-Khi di chuyển quân về phía đối thủ, chúng ta sử dụng ký hiệu “Tấn” (Tiến).
-Khi di chuyển quân về phía bên mình, ta sử dụng ký hiệu “Thoái”.
-Khi di chuyển ngang, ta sử dụng ký hiệu “Bình”.
Di chuyển Ký hiệu
Tấn (Tiến) .
Thoái /
Bình –
Ký hiệu các quân trong cờ tướng
Khi viết kỳ phổ cờ tướng, lưu giữ bản lưu hoặc bản ghi cờ tướng người ta thường dùng ký hiệu thay cho các quân cờ. Cụ thể được chú giải như sau:

QUÂN CỜ KÝ HIỆU
Tướng Tg
Sĩ S
Tượng T
Xe X
Pháo P
Mã M
Tốt (Binh) B
Mọi người lưu ý, Tốt không được ký hiệu là “T” bởi vì như vậy sẽ bị trùng với quân Tượng. Do vậy quân tốt mọi người hay gọi được ký hiệu là “B” nghĩa là binh lính. Nhớ chú ý khi ghi biên bản cờ tướng.

Ký hiệu các lộ (cột) trong cờ tướng
Hầu hết bàn cờ Ziga đều có ghi các lộ (cột) trong cờ tướng, để rõ hơn mọi người xem hình dưới đây:

Bên đen các lộ sẽ đánh từ trái qua phải theo số: 1, 2, 3,4, 5, 6, 7, 8, 9

Bên đỏ sẽ đánh dấu các lộ từ trái qua phải theo số ngược lại: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1

Cách ghi biên bản cờ tướng
Khi ghi mỗi nước đi vào biên bản cờ, cần tuân thủ quy tắc sau đây để sắp xếp thông tin một cách trật tự:

Ghi số thứ tự của nước đi đầu tiên, tiếp theo là số thứ tự của các nước đi tiếp theo theo thứ tự lần lượt.
Ghi tên quân cờ được di chuyển.
Ghi số hiệu cột ban đầu của quân cờ đó.
Ghi hướng di chuyển của quân cờ, bao gồm các thông tin sau:
Đi thẳng về phía trước (tiến) hoặc sau (lùi).
Đi ngang (bình) hoặc chéo (nếu áp dụng).
Ghi số hiệu cột mà quân cờ di chuyển tới (nếu đi ngang hoặc chéo) hoặc số bước tiến hoặc lùi (nếu đi theo cùng một cột dọc).
Với cách sắp xếp thông tin này, người đọc biên bản cờ có thể dễ dàng theo dõi mỗi nước đi và hiểu rõ hơn về cách di chuyển của các quân cờ trong trận đấu.

Ví dụ về cách ghi biên bản cờ tướng:

Nước 1: Đỏ đi pháo 2 bình 5, Đen đáp trả Pháo 2 bình 5

Sẽ được ghi như sau:

1. Pháo 2 bình 5 Pháo 2 Bình 5
Ký hiệu sẽ thành:

1. P2-5 P2-5

Nước 2: Đỏ đi Mã 2 tấn 3, Đen đáp trả Mã 8 tấn 9

Sẽ được ghi như sau:

2. Mã 2 tấn 3 Mã 8 tấn 9
Ký hiệu sẽ thành:

2. M2.3 M8.9
Chú ý: Trường hợp các quân cùng một lộ

Trong trường hợp hai quân cờ cùng loại thuộc cùng một lộ hay đều nằm trên cùng một cột dọc, chúng ta sử dụng các ký hiệu bổ sung như sau:

Sử dụng chữ “t” để chỉ quân trước.
Sử dụng chữ “s” để chỉ quân sau.
Đối với quân Tốt, chúng ta sử dụng chữ “g” để chỉ Tốt nằm giữa các quân khác trên cùng một cột dọc.
Quy tắc này không áp dụng với Sĩ và Tượng

So sánh cách ghi của Việt Nam với Trung Quốc và thế giới
Ở các giải của Trung Quốc hay Quốc tế, cách ghi biên bản cờ tướng được quy ước như sau:

TIẾNG TRUNG TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
帅, 将 Tướng (Tg) King (K)
仕, 士 Sĩ (S) Advisor (A)
相, 象 Tượng (T) Elephant (E)
车 Xe (X) Chariot (R)
炮 Pháo (P) Cannon (C)
马 Mã (M) Horse (H)
兵, 卒 Tốt/Binh (B) Pawn (P)
进 Tấn/Tiến (.) +
退 Thoái (/) .
平 Bình (-) =
前 [前炮进2] Trước (t) – [Pt.2] + [+C+2]
后 [后马进七] Sau (s) – [Ms.7] – [-H+7]
中 [中兵平4] Giữa (g) – [Bg-4] = [=P=4]
Qua đây các kỳ thủ có thể hiểu hơn khi xem lại kỳ phổ các ván đấu của mình cũng như của người khác. Nếu có bất cứ câu hỏi nào vui lòng để lại dưới bài viết, mình sẽ trả lời sớm nhất!

Scroll to Top